CHIA SẺ

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

MUA CÂY MUỒNG ĐEN Ở ĐÂU?

Bạn đang có nhu cầu mua Cây Muồng Đen giống? Bạn cần được tư vấn về kỹ thuật trồng Cây Muồng Đen? Bạn không biết ở đâu bán Cây Muồng Đen giống chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn địa điểm mua Cây Muồng Đen uy tín của công ty chúng tôi.


Cây Muồng Đen

Mua cây Muồng Đen tại Cây Xanh Gia Nguyễn

Bạn tham khảo các vườn ươm trên mạng hay ý kiến bạn bè cũng không khỏi băn khoăn, không chỉ chất lượng, số lượng và giá cả cũng như nơi bán Cây Muồng Đen uy tín. Bạn không cần quá lo lắng về những băn khoăn đó của mình, để vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn giúp bạn. Đầu tiên hãy truy cập vào website http://cayxanhgianguyen.com/

Sau đó bạn nhập thông tin và yêu cầu vào mục “ Liên hệ với chúng tôi” ở góc dưới cùng bên phải của màn hình. Việc còn lại của bạn là chờ các chuyên gia, các kỹ sư chuyên về giống Cây Muồng Đen của chúng tôi sẽ liên hệ lại cùng bạn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ và chính xác nhất về loại cây này mà bạn không phải mất thêm chút thời gian, công sức nào nữa.


Hình ảnh Cây Muồng Đen

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn chuyên cung cấp bỏ sỉ và bán lẻ các loại cây giống khác nhau từ Cây Ăn Trái ( Sầu Riêng Thái, Bưởi Da Xanh, Dừa Xiêm Lùn…) đến Cây Kiểng ở các khu chung cư, tòa nhà văn phòng, khu đô thị, Cây Công Trình ( Lộc Vừng, Tha La…) Cây Lâm Nghiệp ( Gõ Đỏ, Cẩm Lai, Muồng Đen…)với giá cả hợp lý nhất, vận chuyển nhanh chóng an toàn nhất.

Vì sao nên mua giống Cây Muồng Đen tại vườn ươm Gia Nguyễn?

Vườn ươm Gia Nguyễn là đơn vị cung cấp giống cây lâu năm và uy tín nhất cả nước hiện nay. Gia Nguyễn có mạng lưới khách hàng từ Nam ra Bắc tin tưởng và ủng hộ bởi Cây Xanh Gia Nguyễn cam kết bán hàng bằng “ chữ Tín và chữ Tâm” của mình.

Hệ thống vườn ươm rộng rãi, phong phú: Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn có hệ thống vườn ươm rộng rãi, có đầy đủ và phong phú các loại giống cây từ cây ăn trái, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây cho công trình, cây kiểng trang trí…

Cây giống chất lượng tại Cây Xanh Gia Nguyễn: Cây giống của chúng tôi luôn được đảm bảo về nguồn gốc rõ ràng, đạt chuẩn chất lượng theo đúng yêu cầu của mỗi khách hàng. Đặc biệt, chúng tôi luôn luôn đảm bảo được chất lượng, kích thước và sức sống của cây.


Cây giống chất lượng tại Cây Xanh Gia Nguyễn

Bên cạnh đó, khách hàng luôn nhận được những ưu đãi khi mua Cây giống Muồng Đen. Ưu đãi này áp dụng cho nhiều khách hàng lần đầu mua cây, khách hàng đặt mua với số lượng lớn luôn được hưởng mức ưu đãi tốt về giá thành sản phẩm lẫn quà tặng đi kèm.

Vận chuyển chuyên nghiệp: Tùy từng đơn hàng mà Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ miễn chi phí vận chuyển cây tới cho khách hàng. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển cây giống cho khách hàng ở xa cũng rất “ hạt dẻ”.

Đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao: Đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình về cách trồng cũng như cách chăm sóc Cây Muồng Đen. Không những thế, khi mua cây, chúng tôi còn tư vấn cho khách hàng về cách trồng và định lượng được khả năng phát triển của cây trong tương lai.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

TÌM HIỂU CÁC BỆNH TRÊN CÂY MUỒNG ĐEN ĐỂ PHÒNG TRÁNH

Muồng Đen có lợi ích và giá trị kinh tế cao nhưng không phải người trồng cây nào cũng nắm được các kỹ thuật xử lý kịp thời khi cây bị sâu bệnh. Dưới đây Công ty cây xanh Gia Nguyễn sẽ cung cấp và tư vấn cho bà con biết một số loại bệnh mà Muồng Đen có thể gặp phải từ lúc được ươm đến trưởng thành, giúp bà con phòng tránh bệnh cho cây hiệu quả.

Muồng Đen là không chỉ là loại Cây Lâm Nghiệp trồng thành rừng để lấy gỗ mà nó còn được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh quan ven đường, trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển. Bà con ngày nay cũng trồng Muồng Đen làm cây che bóng cho Chè, Cà phê, làm trụ cho Hồ Tiêu.

Các loại bệnh thường gặp ở cây Muồng Đen như bệnh vàng lá (bệnh chết chậm), Bệnh do nấm Phytophthora, bệnh rệp sáp,…. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị những loại bệnh này nhé!

Bệnh vàng lá (bệnh chết chậm)

Ban đầu cây sinh trưởng, phát triển chậm, lá vàng (các lá già thường bị vàng trước) sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng. Những cây bị bệnh thường có bộ tán lá thưa thớt, cây sinh trưởng kém.

Vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ. Lúc đầu chỉ có một vài cây, sau đó lan rộng ra hoặc phát triển thành nhiều vùng. Triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo dài, có khi vài ba năm sau khi xuất hiện triệu chứng cây mới chết.

Cách xử lý bệnh vàng lá trên Cây Muồng Đen

Bà con cần chú trọng các biện pháp phòng trừ bằng canh tác và sinh học, hạn chế sử dụng biện pháp hóa học. Trước khi trồng mới, bà con cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.


Cách xử lý bệnh vàng lá trên Cây Muồng Đen

Đồng thời, các bạn cần bón phân cân đối và thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho cây. Bởi vì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng và cải tạo đất, phân hữu cơ còn có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng có thể hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng. Ngoài ra, các bạn nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm.

Khi bệnh đã xuất hiện, đào bỏ các cây bệnh nặng. Đối với những cây bị bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc trừ nấm Viben C 50 BTN 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/ gốc) kết hợp với một trong các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Nokaph 10 G (20 – 30 g/ gốc), Oncol 20 ND 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/ gốc), Marshal 200 SC 0,3 % (2 – 4 lít dung dịch/ gốc), Marshal 5 G (50 – 100 g/ gốc, với số lần xử lý 2 – 4 lần vào mùa mưa, mỗi lần xử lý cách nhau 1 tháng để phòng trừ.

Các loại thuốc hạt và bột cần được rải ở độ sâu 10 – 20 cm, sau đó lấp đất lại. Việc xử lý thuốc nên được thực hiện trong điều kiện đất đủ ẩm.

Bệnh do nấm Phytophthora

Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của Cây Muồng Đen. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, chùm quả, thân, rễ, nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất nơi tiếp giáp với mặt đất. Bệnh thường gây hại ở bộ phận rễ, thân ngầm dưới mặt đất và gây hại bộ phận khí sinh.

Cách xử lý bệnh do nấm Phytophthora trên Cây Muồng Đen

Để phòng trừ bệnh cần phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, đặc biệt chú trọng biện pháp canh tác và sinh học. Chọn đất trồng Cây Muồng Đen có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, có mực nước ngầm thấp. Bà con không lấy giống ở những vườn ươm kém chất lượng. Bằng mọi phương pháp ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập vào vườn Muồng Đen.


Cách xử lý bệnh do nấm Phytophthora trên Cây Muồng Đen

Thường xuyên kiểm tra vườn cây trong mùa mưa, đặc biệt là những trận mưa sau một đợt hạn hán kéo dài, để có thể phát hiện được bệnh sớm. Khi đã phát hiện được cây bệnh phải kiên quyết đào bỏ, thu dọn tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi vườn và đốt để loại trừ nguồn bệnh. Trồng cây với mật độ thích hợp.

Trong mùa mưa tán của các loại cây này phát triển và tạo một vùng tiểu khí hậu dưới tán cây với ẩm độ cao và nhiệt độ thấp. Đây là điều kiện lý tưởng để cho nấm Phytophthora phát triển và lây nhiễm. Vì thế, bà con cần chặt các cành nhánh của cây Muồng Đen để hạn chế bệnh. 

Bón phân vô cơ cho cây cân đối và hợp lý. Bà con nên thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng các loại phân hữu cơ hoặc sử dụng các vật liệu như: Cây Xoan, Cây Đậu Tương, Cây Lạc, Rơm Rạ, Ngô và các loại cây họ đậu để tủ gốc, làm tăng sự phát triển của các vi sinh vật đối kháng với nấm Phytophthora. Không trồng xen các loại cây là ký chủ của nấm Phytophthora trong vườn Tiêu như: Bầu Bí, Cây Họ Cà, Cao Su, Ca Cao, Sầu Riêng, Bơ…

Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Trichoderma để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc sau Aliette 80 WP, Ridomil MZ 72 WP, Ridomil Gold 68 WP, Mexyl MZ 72 WP với nồng độ 0,3 %, liều lượng 2 – 4 lít dung dịch/ gốc. Xử lý vào đất đồng thời phun lên cây. Xử lý 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh Rệp sáp

Cây Muồng Đen có thể bị rệp sáp trên rên cây tiêu phá hoại. Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, quả đến rễ. hiện nay chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá, chết cây

Cách xử lý bệnh Rệp sáp trên Cây Muồng Đen

Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện và tiêu diệt rệp sáp, nhất là đối với các vườn đã bị rệp sáp gây hại nặng. Cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất, vệ sinh đồng ruộng để để phá nơi trú ngụ của rệp sáp, kiến. Cắt bỏ các cành nhánh bị rệp sáp nặng, nhổ bỏ các cây đã bị rệp sáp gây hại tạo măng xông, đưa ra ngoài vườn và đốt.


Cách xử lý bệnh Rệp sáp trên Cây Muồng Đen

Đối với cây bị gây hại ở bộ phận khí sinh, chỉ phun thuốc cho cây có rệp khi cần thiết bằng một trong các loại thuốc sau: Suprathion 40 EC (0,3 %), Supracide 40 EC (0,3 %), Actara 25 WG (1g/ 8 lít nước), Subatox 75 EC (0,3 %), Pyrinex 20 EC (0,3 %).

Đối với cây bị gây hại ở rễ, việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, rệp sáp chưa tạo ra măng xông. Khi kiểm tra phần cổ rễ nếu có rệp sáp thì sử dụng một trong các loại thuốc sau kết hợp với 0,5 % dầu lửa tưới vào gốc tiêu: Subatox 75 EC (0,3 %), Pyrinex 20 EC (0,3 %), Supracide 40 EC (0,3 %), Suprathion 40 EC (0,3 %)…, liều lượng 1 – 2 lít dung dịch/ gốc, tưới 2 – 3 lần cách nhau 15 ngày. Trước khi xử lý cần đào đất ra để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rệp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đào đất đến đâu tưới thuốc đến đó, đợi thuốc ngấm rồi lấp đất lại.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

MUỒNG ĐEN ĐƯỢC TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO ?

Muồng Đen là cây đa tác dụng, đặc biệt là cây bóng mát và cây cảnh có nhiều giá trị thẩm mỹ, môi trường, thích hợp để trồng trong các khu đô thị, vườn hoa…

Hiện nay Muồng Đen được trồng rộng rãi để lấy gỗ, trồng rừng phòng hộ, trồng làm cây phù trợ cho cây nông nghiệp và công nghiệp như chè, cà phê, trồng cải tạo đất …


Vườn ươm giống cây Muồng Đen

Chuẩn bị đất trồng và đào hố

Làm đất theo hố ở những nơi đã xử lý thực bì cục bộ, rẫy sạch cỏ và gốc cây bụi trong phạm vi đường kính 1m, rồi cuốc hố ở giữa. Đất cuốc lên đập nhỏ, nhặt hết lá và rễ cây dùng để lấp hố.

Kích thước hố đào 40 x 40 x 40 cm. Hố được đào trước khi trồng rừng 7 – 10 ngày. Bón phân NPK (15 – 15 – 15) từ 100 – 150 gram/hố hoặc phân hữu cơ sinh học từ 1,0 – 1,5 kg. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày từ 2 – 3 cm.

Thiết kế mật độ trồng rừng

Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau (1.100 cây/ha, 883 cây/ha hoặc 550 cây/ha) để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng.


Cây giống Muồng Đen

Trồng cây

Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu. Tiếp theo cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây, vừa vun vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3 cm, hố lấp hình mu rùa.

Chăm sóc


Sau khi trồng 7 đến 10 ngày, những vị trí có cây con chết phải được trồng dặm ngay. Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

Hàng năm định ký 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón là 150- 200 gram NPK/lần bón. Sử dụng cơ giới để cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, thực hiện 2 lần/năm.

KỸ THUẬT ƯƠM CÂY MUỒNG ĐEN

Muồng Đen loại cây gỗ quí, có giá trị kinh tế cao. Muồng Đen đang được bà con ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên lựa chọn trồng cho mùa mưa năm nay. Để có được hiệu quả lớn nhất từ loại cây này, chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ thuật ươm cây Muồng Đen cùng bạn qua bài viết sau đây.

Kỹ thuật chuẩn bị hạt giống Cây Muồng Đen

Đầu tiên là thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 12 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn. Cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: vỏ quả chuyển sang màu đen.

Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều. Bà con lưu ý là đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần.


Kỹ thuật chuẩn bị hạt giống Muồng Đen

Chế biến quả: Tách hạt ra khỏi quả, sàng sảy làm sạch quả rồi đem đi bảo quản. Hạt được bảo quản ở điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30oC. Phương thức này có thể duy trì sức sống của hạt 1 năm. Hoặc nếu bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10oC, có thể duy trì sức sống hạt được 3 – 4 năm.

Kỹ thuật gieo ươm tạo cây con

Xử lý hạt giống: Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 70oC từ 6 – 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải.

Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 4 – 5 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo.

Chuẩn bị bầu đất: Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất làm ruột bầu được đập và sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.


Kỹ thuật gieo ươm tạo cây con

Cấy hạt vào bầu: Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, bên trên dùng dàn che nắng 50 %.

Chăm sóc cây con: Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.

Khi nào thì Cây Muồng Đen giống được xuất vườn?

Khi cây con đạt chiều cao 5 – 10 cm, tiến hành dỡ dần dàn che còn khoảng 20 – 25%. Cây đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Thời điểm này có thể dỡ bỏ giàn che hoàn toàn.

Cần bón thúc cho những cây sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước thông thường.

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem đi trồng. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 5 – 6 tháng, cây có chiều cao 30 – 45 cm, đường kính cổ rễ 3 – 4 mm thì có thể đem xuất vườn.

Bên cạnh kỹ thuật gieo ươm cây Muồng Đen đúng cách bà con cũng cần chú ý tới cách phòng trừ sâu bệnh cho cây. Bởi cây non sức đề kháng yếu rất dễ bị sâu bệnh lây truyền.

Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Muồng Đen


Phòng trừ sâu bệnh cho cây Muồng Đen

Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc đo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.

Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch Booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 – 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền.

Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 giờ thì tưới lại bằng nước thông thường.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

CÂY MUỒNG ĐEN CÓ THỂ LÀM TRỤ HỒ TIÊU KHÔNG?

Nhiều lần lên Phú Giáo – Bình Dương hay các huyện của Bình Phước, tôi có thấy cây Tiêu leo lên một cây thân gỗ nào đó. Tôi hỏi chủ nhà: Trồng vậy, không lo cây gỗ chết à? Cô chủ mới cười nói: Loại cây này tốt lắm, có thể trồng làm trụ tiêu, vừa có thể lớn dần lên làm gỗ nữa. Tôi chú ý đến loại cây đặc biệt, có thể mang lợi ích song hành này. Mãi sau, tôi mới hỏi ra, đó là cây Muồng Đen.


Cây Muồng Đen

Vì sao cây Muồng Đen có thể làm trụ Tiêu?

Cây Muồng Đen được người dân biết đến là loại Cây Giống Lâm Nghiệp. Cây trồng lấy gỗ cho các hoạt động kinh tế – đời sống người dân.

Muồng Đen là loài cây sinh trưởng khỏe có đường kính thân tăng khá nhanh. Chúng được trồng với mật độ khoảng từ 1110 đến 1330 cây/ha.

Đặc điểm là cây muồng đen khỏe. Nó có thể cho cây dây leo khác sống dựa trên mình. Bởi vỏ cây nhám rất thuận tiện để cho Tiêu leo bám.



Cây Muồng Đen có thể làm trụ Tiêu

Đối với nhiều cây lấy gỗ khác, chỉ trồng và sống một mình. Còn cây Muồng Đen có thể sang sẻ không gian dưới gốc, san sẻ chất dinh dưỡng dưới đất. Vì rễ cây Muồng Đen có xu hướng ăn sâu bên dưới. Còn thân cây dây leo như Hồ Tiêu ăn bề mặt, hút chất dinh dưỡng bề mặt. Như vậy, hai loại cây ít cạnh tranh hơn.

Với lại, cây Muồng Đen thuộc dạng dễ sống chắt chiu, chịu được điều kiện khó khăn về thân và thiếu thốn ở đất trồng. Nên trong nông nghiệp, người dân trồng kết hợp hai loại cây này để tiết kiệm diện tích đất

Trồng cây Muồng Đen làm trụ cho cây Hồ Tiêu như thế nào?

Đối với cách trồng Muồng Đen làm trụ cho Hồ Tiêu thì chúng ta cần phải trồng Muồng Đen 2 năm trước khi bắt đầu trồng Tiêu. Khi đó, cây Muồng Đen có đủ thời gian sinh trưởng, vượt tán lên trên. Và thân cây cũng đủ độ chắc chắn cho sự leo bám của Hồ Tiêu.

Trường hợp phải trồng liền một năm so với cây Hồ Tiêu thì cần phải làm thêm các trụ phủ để Tiêu leo. Vì khi đó, khi Muồng Đen còn nhỏ. Có các trụ khác leo đỡ, để cây Muồng Đen sinh trưởng.


Trồng cây Muồng Đen làm trụ cho cây Hồ Tiêu

Ngoài ra, cũng có cách trồng Cây Tiêu và cây Muồng Đen cùng lúc mà không cần phải trồng trụ tạm đó là thực hiện bằng cách đốn thấp các cây Muồng Đen lớn tuổi trước 1 năm. Như vậy từ các gốc cây này sẽ mọc lên nhiều thân thẳng rất khỏe mạnh. Cần chú ý, trước khi cắt cành đem trồng từ 1 – 2 tháng cần khoanh vỏ ở gốc cành, lúc này nhựa sẽ tập trung ở phần u phía trên vết khoanh. Điều này sẽ giúp cho cành Muồng Đen nhanh ra rễ khi đem trồng, do vậy nó sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót của cành lên cao.

Chúc các bạn có được một vụ mùa bội thu!

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

TRỒNG TIÊU TRỤ TRÊN CÂY MUỒNG ĐEN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Hồ Tiêu là cây giống lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng cây Tiêu trụ trên cây Muồng Đen là một giải pháp thường được sử dụng.


Trồng trụ tiêu trên cây Muồng Đen

Những năm gần đây, Hồ Tiêu có giá trị kinh tế khá cao và phục vụ đắc lực vào việc cải thiện cuộc sống của người dân. Điều này cũng là động lực để bà con nông dân tiếp tục nỗ lực đầu tư và chăm sóc.

Tuy nhiên, để được năng suất như vậy, chi phí bà con nông dân bỏ ra không phải là ít. Nhất là trồng cây trụ để Tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.

Thêm vào đó, đa phần Tiêu leo khá cao. Vì vậy, bà con cũng phải đầu tư vào cây trụ thật cao và có khả năng cho tiêu bám để ra hoa kết quả. Cùng với việc Hồ Tiêu được đầu tư cây trụ thì tỉ lệ phá rừng để lấy cây trụ cũng ngày một gia tăng.

Với tình hình này, nhiều chủ trang trại, hộ gia đình đã mạnh dạn sử dụng cây trụ sống để phần nào giảm bớt chi phí, ngăn chặn tỉ lệ phá rừng và tạo môi trường sống phù hợp cho cây Tiêu.

Trong đó, Muồng Đen là một trong những đề xuất hàng đầu làm cây trụ cho Tiêu. Muồng Đen có nhiều ưu điểm để người dân chọn làm trụ cho cây Tiêu.


Hồ Tiêu là mặt hàng có giá trị kinh tế  cao giúp cho nhân dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu


Muồng Đen cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Không giống như những cây khác như: mức, mít, keo, dông,.. lá Muồng Đen có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tạo chất mùn cho đất. Đặc biệt là cung cấp các chất hữu cơ góp phần cải tạo đất.

Nhờ vậy, đất trở nên màu mỡ và tươi tốt hơn, giảm chi phí phân bón cho cây mà Tiêu vẫn xanh tốt và khỏe mạnh.

Hơn nữa, tán lá cây cũng vừa phải. Bạn có thể tỉa cành dễ dàng mà không mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần một con dao bén và một đoạn cây nhỏ gắn kèm, bạn có thể đứng dưới đất và tỉa cây một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, Muồng Đen có thân gỗ tốt, rễ ăn sâu nên không cạnh tranh nhiều với Tiêu hay Cà Phê. Vì vậy, cây sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Trồng cây con từ 1- 2 năm có thể cho dây Tiêu leo.
Thêm vào đó, Muồng Đen vừa có thể làm cây trụ, vừa chắn gió và tạo bóng mát cho cây Hồ Tiêu theo mô hình nông lâm kết hợp. Điều này đem lại những hiệu quả thiết thực cho cây Tiêu cũng như người dân.


Trồng cây Muồng Đen nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho tiêu lớn dần

Tiêu mới trồng cần có môi trường để hút chất dinh dưỡng, ánh sáng nhưng lưu lượng không được quá nhiều, quá mạnh. Vì vậy, trồng cây Muồng Đen cũng với nhu cầu bảo vệ và tạo điều kiện cho Tiêu lớn dần.

Không chỉ vậy, trồng cây Muồng Đen còn giảm tỉ lệ phá rừng, tìm cây chết để làm cây trụ cho Hồ Tiêu. Như vậy vừa có thể bảo vệ rừng mà còn có thể giảm chi phí khi chặt và trồng cây trụ chết.

Theo các nghiên cứu, cây Muồng Đen cũng là một dạng cây lâm nghiệp có thể trồng xen kẽ với Hồ Tiêu và Cà Phê để tạo bóng mát, đa dạng hóa sản phẩm và cây trồng cho người dân.

Chính vì vậy, thay vì phá rừng, dùng những cây trụ chết hay đầu tư trụ bê tông, Muồng Đen sẽ giúp bạn chăm sóc hồ tiêu ngày một xanh tươi và phát triển.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

GIÁ TRỊ CỦA CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP – CÂY MUỒNG ĐEN

Chào bạn,

Cây Muồng Đen có tán lá tròn, gần như xanh quanh năm, không rụng hoàn toàn, chỉ thay lá dần từ tháng 1 đến tháng 3. Hoa Muồng Đen rất đẹp, mỗi năm 2 vụ hoa (tháng 4-5 và tháng 9-10), lại dễ trồng.



Hoa Muồng Đen

Công dụng của Muồng Đen trong đời sống ?

- Muồng Đen đã được trồng khá phổ biến để làm cây bóng mát dọc đường phố hoặc cây làm cảnh trong các công viên của Việt Nam.

- Hiện nay, Muồng Đen được trồng rừng phòng hộ, trồng làm cây phù trợ cho cây nông nghiệp và công nghiệp như chè, cà phê, trồng cải tạo đất…

- Gỗ Muồng Đen cứng, nặng, vòng sinh trưởng rõ, có dác lõi phân biệt nên được xếp vào loại gỗ quí. Gỗ Muồng Đen được dùng trong những kết cấu chịu lực, chủ yếu trong xây dựng và giao thông vận tải.


Cây Muồng Đen

- Hoa Muồng Đen không hắc, không hấp dẫn ruồi, bọ; bộ rễ của cây rất khoẻ. Nhờ vậy cây ít bị nghiêng, đổ khi gió bão lớn, lại rất chịu hạn nên nhiều nơi trồng Muồng Đen làm hàng cây chắn gió bảo vệ đô thị.

Muồng Đen là cây đa tác dụng, đặc biệt là cây bóng mát và cây cảnh có nhiều giá trị thẩm mỹ, môi trường.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

GIỚI THIỆU VỀ CÂY MUỒNG ĐEN



Cây Muồng Đen
 
Tên phổ thông : Muồng Xiêm, Muồng Vàng, Muồng Vàng Nhạt
Tên khoa học : Cassia Siamea
Họ thực vật : Fabaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Cây có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á, mọc ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin….
Phân bổ ở Việt Nam : Ở Việt Nam, cây mọc trong rừng từ Quảng Bình trở vào các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai.

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Cây gỗ cao 15-20m, đường kính 50-60cm; tán rộng, rậm, xanh mướt. Thân hình trụ vặn xoắn, vỏ xám nâu, nứt nhỏ nông đều đặn, thỉnh thoảng tạo thành múi do thân vặn. Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách.

Hoa, quả, hạt: Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành. Quả đậu dẹt, nhẵn, lượn sóng; mép có gờ nổi rõ, dài 20-30cm, rộng 1-1,5cm, khi non màu xanh lục, khi già đen. Hạt 20-30, hình bầu dục dẹt, vỏ cứng, màu nâu nhạt.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Nhanh

Phù hợp với: Muồng Đen sống được nơi đất xấu, khô hạn, nhưng cây phát triển kém, dáng cằn cỗi, thấp nhỏ, cây phân cành sớm, thân cong queo. Cây ưa sáng hoàn toàn. mọc thành quần thụ trong rừng thứ sinh ở độ cao dưới 1.200m.

Muồng Đen thường được trồng theo hàng để che nắng, chắn gió cho các vườn cà phê. Gỗ có dác lõi phân biệt, dác màu trắng vàng đến trắng, lõi màu nâu đậm đến đen tím. Thớ thẳng, kết cấu hơi thô, chất gỗ nặng. Lõi khó mục, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ gia đình cao cấp, đồ mỹ nghệ…